Monthly Archives: Tháng Mười 2011

Chân dung “bác” hồ – Phần 5

Tiêu chuẩn

Những anh thân Cộng thường nhận định: Hồ là một người quốc gia, mãi sau mới thành Cộng Sản. Những ông quốc gia ngây thơ cũng phụ họa: Hồ khéo giấu cái đuôi Cộng Sản trong suốt thời gian kháng chiến, sau này mới lộ ra. Nhưng theo chính lời bác thì cờ liềm búa, bản chất tay sai đắc lực của Nga đã được bác trương lên ngay từ những ngày đầu. Trang 76 bác kể:

“Trong thời kỳ đầu, phong trào lan rộng và ăn sâu… Trong những tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nhân dân Việt Nam đã lật đổ chế độ cai trị của Pháp và phong kiến và lập chính quyền Xô Viết. Họ tuyên bố độc lập và thi hành tự do dân chủ. Những ủy ban xã, ủy ban huyện được dựng nên”
Như thế, vừa chiếm được vài nơi, bác đã áp dụng ngay cách cai trị, tổ chức kiểu Liên Xô, nghĩa là đúng sách vở của quan thầy. Bao nhiêu bài bản học được từ Nga (trong những khoảng thời gian “biến mất” , “mất tích” v.v…) được đem ra dùng cả.
Ấy thế nhưng khi bọn đế quốc kết tội những con người chủ trương “lập chính quyền sô viết ở Nghệ Tĩnh ấy là Cộng Sản, là đàn em Nga thì bác lại không chịu. Ngay ở trang sau (trang 77) bác hậm hực viết:
“Bọn đế quốc bịa đặt rằng những người cách mạng đó là tay sai của Đệ tam quốc tế, của Liên Xô… Đế quốc Anh cho rằng ông Nguyễn là tay sai của Liên Xô.”
Hai chữ “bịa đặt” ở đây bật lên cái ý phủ nhận một điều xấu xa người ta gán cho mình. Thế mới lạ. Mặc dầu bác giẫy nẩy lên, chối cho bằng được cái mác Cộng Sản, cái tội làm đầy tớ Nga, chính phủ Anh vẫn biết rõ hành tung và chủ trương của bác. Thế là “ông Nguyễn” bị phú lít Anh tóm cổ nhốt ở Hương Cảng.

Chân dung “bác” hồ – Phần 4

Tiêu chuẩn

Đó là chuyện nghề ngỗng, bây giờ đến cái khoản ăn ngủ và hoạt động của bác.

Về khoản ăn, theo lời Trần Dân Tiên, bác thuộc loại dễ nuôi:

“Mỗi buổi mai, ông Nguyễn nấu cơm trong một cái sanh nhỏ bằng sắt tây đặt trên một ngọn đèn dầu. Với một con cá mắm hoặc một tí thịt. Ông ăn một nửa và để dành một nửa đến chiều. Có khi một miếng bánh mì với một miếng phó-mát là đủ ăn cả ngày” (trang 35)

Về ở, bác lại vận dụng trí sáng tạo đưa ra một kiểu chống lạnh rất ly kỳ:

“Ông trọ ở một phòng nhỏ trong một khách sạn rất rẻ tiền ở xóm lao động. Phòng chỉ vừa kê một cái giường sắt chật, một cái bàn nhỏ và một cái ghế. Chỉ thế thôi, không có gì khác. Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn. Chiều đến ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét.” (trang 36)

Read the rest of this entry

Chân dung “bác” hồ – Phần 3

Tiêu chuẩn

Giã từ ông Bốn và nghề bồi tầu, bác Hồ đi Anh, nói là để học tiếng Anh. Người kể chuyện về cuộc đời bác khúc này là ông Nam. Ở Anh, việc đầu tiên của bác là đi cào tuyết cho trường học. Làm đúng được một ngày thì mệt bá thở, phải quịt. Sau đó, xin được một chân đốt lò. Nhưng nghề này cũng không khá. Bác than:

“Ở đây thật đáng sợ, luôn luôn ở trong cảnh tranh tối tranh sáng… Trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét, và không có đủ quần áo, tôi bị cảm…” (trang 25)
Vì bị cảm, bác nằm phè luôn hai tuần. Lúc ăn gần cạn láng, bác xin được một chân rửa bát kiêm đổ rác. Ông Nam kể rằng trong lúc hành nghề đổ rác, bác biểu diễn được một trò ngoạn mục: Thấy những phần ăn thừa bị vứt đi phí quá bác “giữ gìn sạch sẽ và đưa lại cho nhà bếp”. Người đầu bếp Ét-cốp-phi-e bèn cảm khái và cho bác lên chức làm bánh. Công việc nhẹ nhàng hơn rửa bát mà lương cao hơn.
Đi Xem Chiến Tranh
“Ông Nam kể tiếp: Thế giới đại chiến bùng nổ… Anh Ba đến nói với tôi: ‘Xin từ biệt anh Nam.’
– Anh đi đâu?
– Tôi đi Pháp.
– Không nói chơi chứ? Nước Pháp đang có chiến tranh. Anh đến Pháp làm gì?
– Tôi đi xem. Tôi sẽ viết thư cho anh.

Chân dung “bác” hồ – Phần 2

Tiêu chuẩn

Về gốc gác, gia tộc của bác Hồ, chú Trần Dân Tiên viết:

“Hồ chủ tịch sinh năm 1980. Quê người ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trung bộ). Phụ thân người là một cụ Phó Bảng, nhưng gia đình người là một gia đình nông dân” (trang 8).
Tại sao bác phải “nhưng gia đình người là một gia đình nông dân” thì ai cũng biết, bởi vì lũ dân con của bác, bác truy đến ba đời nhà chúng nó để hành tội, chả lẽ ông chủ tịch lại là con của một tay phong kiến hạng nặng. Thế nhưng tại sao ông già bác là Phó Bảng mà gia đình bác vẫn cứ là nông dân thì bác không chịu nói, không giảng giải một lời. Chỗ này chú Trần Dân Tiên gặp chuyện khó ăn, khó nói chăng?
Sau khi viết một câu ngắn, rất bí hiểm về ông bố, về gia đình mình, bác bắt đầu lờ tịt đi. Bác xoay qua nói chuyện ông… Phan Đình Phùng, ông Hoàng Hoa Thám, hai người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Người đọc, thoạt đầu, không dám nghĩ là bác lạc đề. Vừa nghe bác nhắc đến ông già lại thấy bác kể liền tới chuyện Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, người đọc chờ đợi bác đưa ra sự liên hệ giữa ông bố và hai nhân vật anh hùng này. Hèn ra thì cũng có một màn ông Phó Bảng đi theo phò tá người làm việc lớn. Tóm tắt là ông Phó Bảng có đóng góp tí ti cho phong trào chống Tây. Nhưng không! Càng đọc thì càng thấy ông Phó Bảng bị quên luôn. Ông ấy chẳng dính dáng tí ti nào đến những chuyện nước non. Thành tích của thân phụ bác chỉ là cụ Phó Bảng. Hết!
Ông Phan Đình Phùng, ông Hoàng Hoa Thám và các người Việt yêu nước khác muốn xả thân chống Tây thế nào cũng được, cụ Phó Bảng vẫn bình chân như vại đứng bên lề. Trong đoàn quân kháng chiến không hề có bóng dáng cụ. Bác Hồ viết:

Chân dung “bác” hồ – Phần 1

Tiêu chuẩn
(tặng Lôi Tam và anh em Nhân Văn)
Sau 10 năm quy ẩn, xuống núi phen này, Kiều Phong quyết định viết chuyện tình: mối tình lớn nhất của bác Hồ. Bác Hồ đã say mê… chính mình, mê như điếu đổ.
Như một anh si tình khờ khạo, bác Hồ làm nhiều trò quái đản để biểu lộ tình yêu. Chúng ta đều biết, muốn tìm một đội ngũ văn nô mạnh, phải tìm ở các nước Cộng Sản, muốn thấy một lực lượng nâng bi khỏe nhất, có nghiệp vụ cao nhất thế giới, phải hướng về Hà Nội, thủ đô của đỉnh cao điếu đóm. Quanh bác Hồ, các chuyên viên thổi ống đu đủ đông như kiến, tên nào cũng có những ngón nghề ác liệt, thế mà bác không hài lòng, không thỏa mãn, bác đích thân cắm cúi đi làm một công việc vô cùng độc đáo là ngồi viết sách tự ca tụng, tự bốc thơm.
Dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, bác viết cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” (từ đây sẽ được ghi ngắn là “Những mẩu chuyện…”). Sau đó, bác chế thêm bút hiệu Th.Lan, cũng với mục đích cao cả là viết bài tự khen nức nở.
Trong cuốn sách này, Kiều Phong chỉ hỏi thăm sức khỏe bác Hồ và chú… Trần Dân Tiên. Các chú khác như Th.Lan tạm thời được bỏ qua, nhưng sẽ có ngày Kiều Phong gom chung lại dẫn ra kho đồ nghề, dụng cụ ở sau nhà, phát cho mỗi chú một cán búa. Anh nào cũng sẽ có phần cả, đừng sốt ruột.

Nhân vật lịch sử Hồ chí Minh

Tiêu chuẩn

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (một nạn nhân trong vụ Nhân dân giai phẩm)

Bài phát biểu của Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện được thu âm Chủ Nhật ngày 28.6.2009 tại phòng Paltalk của Diễn Đàn Yểm Trợ Khối 8406 (search room “8406”). Ông Nguyễn Chí Thiện là tác giả tập hồi ký Hoả Lò và tập thơ Tiếng Vọng Từ Đáy Vực, với khoảng 700 bài thơ nổi danh viết từ nhà tù cộng sản tàn bạo đã giam cầm ông suốt 27 năm. Thơ ông được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện

Xin kính chào tất cả các bạn hiện diện hôm nay

Đề tài của chúng ta hôm nay là nói về nhân vật lịch sử Hồ chí minh.

Đề tài này, thực sự mà nói, nhiều người nắm vững rồi. Nhưng tôi muốn thêm vào những chi tiết cho sáng tỏ.

Tôi xin khởi đầu từ năm 1911, khi mà lúc bấy giờ Hồ chí minh tên là Nguyễn tất Thành, rời Việt Nam, làm bồi tàu, để đi sang bên Pháp. Việc đầu tiên Hồ chí minh làm là xin vào học trường thuộc địa Pháp, École Coloniale, trường đó đào tạo những người sau này về cai trị lại nước thuộc địa. Việc này chứng tỏ Hồ chí minh không hề có mục đích to lớn là cứu nước, như vẫn được tuyên truyền. Vì đã cứu nước thì không bao giờ xin vào học cái trường thuộc địa để sau này trở về làm quan.

Sau này các nhà sử gia ngoại quốc có nói rằng Mỹ cũng như Pháp đã bỏ nhiều cơ hội để lôi kéo Hồ chí minh ra khỏi quỹ đạo Cộng sản. Theo tôi hiểu, vấn đề đó hoàn toàn lầm. Thực sự mà nói, cơ hội duy nhất có thể lôi Hồ chí minh ra khỏi quỹ đạo Cộng sản thì chính là vào 1911, khi Hồ chí minh làm đơn xin vào học trường thuộc địa. Giả sử lúc bấy giờ Pháp chấp nhận cho Nguyễn Ái Quốc/Nguyễn tất Thành học trường đó, thì Pháp sẽ có một người quan lại nô bộc rất là giảo quyệt, rất là trung thành với mẫu quốc Pháp. Đó là cơ hội duy nhất có thể lôi kéo Hồ chí minh về với quốc gia, đại cương như thế, xa rời hẳn đế quốc Cộng sản Nga sô lúc bấy giờ. Read the rest of this entry

Vài Bài Thơ Trích Dẫn Từ Hoa Địa Ngục

Tiêu chuẩn

Nguyễn Chí Thiện

1.  Cờ Việt Cộng

Lá cờ Năm Cánh Vàng Sao

Mặc cho nhân loại nhổ vào tởm kinh

Giữa lòng thế giới văn minh

Việt Nam Cộng Sản điển hình dã man

Đảng nguồn gốc mọi khổ oan

Đảng tan, oan khổ cũng tan theo cùng

(1983)

2.  ĐẢNG THÌ

Đảng thì cực kỳ bất nhân

Dân thì cam đành yên phận

Những từ Dân Chủ, Nhân Dân. Read the rest of this entry

Tổ Chức UNESCO Không Vinh Danh Hồ Chí Minh

Tiêu chuẩn

Theo tài liệu được đưa lên Internet vào cuối tháng 5-2005 của tiến sĩ Phan Văn Song, hiện cư ngụ tại Paris, thì vào năm 1987, do sự vận động của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và những thành phần thiên tả trong UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc), ông Hồ Chí Minh (1890-1969) được đề cử vào „Danh sách danh nhân văn hóa thế giới“ của tổ chức UNESCO, nhân dịp kỷ niệm một trăm năm sinh niên nhà chính trị nầy (1990). Lúc đó, Tổng giám đốc UNESCO là ông M’Bow, người Phi Châu.

Quyết định đề cử Hồ Chí Minh vào „Danh sách danh nhân văn hóa thế giới“ bị cộng đồng người Việt hải ngoại phản đối khắp nơi trên thế giới. Riêng tại Paris, nơi đặt trụ sở của UNESCO, Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh được thành lập, do ông Nguyễn Văn Trần làm Tổng thư ký. Uỷ ban nầy đã hoạt động tích cực như sau:

1) Vận động người Việt và báo chí Việt ngữ ở hải ngoại (Bắc Mỹ, Úc Châu, Âu Châu, Nhật Bản) viết thư cho UNESCO vạch trần tội ác của Hồ Chí Minh và chế độ cộng sản trong nước, đồng thời phản đối việc đề cử Hồ Chí Minh vào danh sách danh nhân văn hóa thế giới. Ý kiến phản đối lên đến khoảng 20,000 thư, đều được Giám đốc phụ trách vùng Đông Nam Á của UNESCO chuyển cho Đại diện của Hà Nội tại UNESCO. Ngoài ra, có người còn viết sách tố cáo ông Hồ đã ăn cắp thơ (đạo thơ) của người khác làm thơ của mình trong sách Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù). (Lê Hữu Mục, Hồ Chí Minh không phải là tác giả „Ngục trung nhật ký“, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Canada, 1990.) Read the rest of this entry

GÓP Ý VỚI SỬ GIA WILLIAM J. DUIKER VỀ CUỘC ÐỜI HỒ CHÍ MINH

Tiêu chuẩn

Cách đây không lâu, giới nghiên cứu lịch sử hải ngoại có dịp đón chào một cuốn sách nghiên cứu về Hồ chí Minh của Học giả William J. Duiker. Học giả Duiker dã bỏ ra trên 20 năm trời, đi khắp các thư khố Pháp, Liên Xô và Việt Nam để tìm tòi những tài liệu liên quan đến Hồ chí Minh và từ đó vẽ lại chân dung Hồ chí Minh từ khi sinh ra đời cho đến khi qua đời. Cuốn sách được nhiều học giả nghiên cứu về Việt Nam hết lời khen tặng. Nhà báo Stanley Karnow cho rằng đã có nhiều cuốn sách viết về Hồ chí Minh nhưng chưa có cuốn nào có thể so sánh với cuốn sách viết về Hồ chí Minh của ông Duiker. Ông Duiker đã tìm tòi nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ càng, nhận định sâu sắc và đọc nhiều nguồn tài liệu nên đã cuối cùng đã ” giải mật ” được một nhân vật được coi là độc đáo, bí ẩn gây nhiều tranh luận và ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. Học giả Douglas Pike cho rằng, ” Qua nhiều thập niên quả có một âm mưu ngăn chặn không cho chúng ta biết được sự thật chủ yếu của con người Hồ chí minh. Sự thật Hồ là một con người dễ ngưỡng mộ và là một người dễ ghét. Trong thời gian ông còn sống, ông cũng không giúp cho thế giới hiểu ông nhiều hơn vì ông muốn đóng một vai trò là người muôn mặt nên tạo hỏa mù cản trở những cố gắng của thế giới bên ngoài muốn tìm hiểu ông. Chuyện bạch hóa mọi sự thật không phải là một việc làm dễ dàng gì, nhưng học giả Willian J. Duiker đã làm được chuyện đó. Ông ta đã cung cấp đủ thông tin cho chúng ta để chúng ta tự quyết định chứ ông cẩn thận tránh lối kết luận giáo điều cứng ngắt mà nhiều người thường làm. Ðây là một cuốn tiểu sử đầy tư liệu thông tin, có căn cứ đích xác và thẩm quyền, một loại hồi ký nghiêm túc.” Nhà nghiên cứu Frances Fitzgerald nhận định ông Hồ là một nhà nhân bản Khổng giáo và là một nhà cách mạng Cộng sản, ông là kiến trúc sư của nền độc lập Việt Nam, đã tiến hành cuộc chiến đấu chống lại Pháp, Mỹ và chính quyền Sài Gòn, Hồ chí Minh quả là một nhân vật chính trị có ảnh hưởng nhiều nhất trong thế kỷ 20. Read the rest of this entry