Category Archives: Trần Viết Đại Hưng

GÓP Ý VỚI SỬ GIA WILLIAM J. DUIKER VỀ CUỘC ÐỜI HỒ CHÍ MINH

Tiêu chuẩn

Cách đây không lâu, giới nghiên cứu lịch sử hải ngoại có dịp đón chào một cuốn sách nghiên cứu về Hồ chí Minh của Học giả William J. Duiker. Học giả Duiker dã bỏ ra trên 20 năm trời, đi khắp các thư khố Pháp, Liên Xô và Việt Nam để tìm tòi những tài liệu liên quan đến Hồ chí Minh và từ đó vẽ lại chân dung Hồ chí Minh từ khi sinh ra đời cho đến khi qua đời. Cuốn sách được nhiều học giả nghiên cứu về Việt Nam hết lời khen tặng. Nhà báo Stanley Karnow cho rằng đã có nhiều cuốn sách viết về Hồ chí Minh nhưng chưa có cuốn nào có thể so sánh với cuốn sách viết về Hồ chí Minh của ông Duiker. Ông Duiker đã tìm tòi nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ càng, nhận định sâu sắc và đọc nhiều nguồn tài liệu nên đã cuối cùng đã ” giải mật ” được một nhân vật được coi là độc đáo, bí ẩn gây nhiều tranh luận và ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. Học giả Douglas Pike cho rằng, ” Qua nhiều thập niên quả có một âm mưu ngăn chặn không cho chúng ta biết được sự thật chủ yếu của con người Hồ chí minh. Sự thật Hồ là một con người dễ ngưỡng mộ và là một người dễ ghét. Trong thời gian ông còn sống, ông cũng không giúp cho thế giới hiểu ông nhiều hơn vì ông muốn đóng một vai trò là người muôn mặt nên tạo hỏa mù cản trở những cố gắng của thế giới bên ngoài muốn tìm hiểu ông. Chuyện bạch hóa mọi sự thật không phải là một việc làm dễ dàng gì, nhưng học giả Willian J. Duiker đã làm được chuyện đó. Ông ta đã cung cấp đủ thông tin cho chúng ta để chúng ta tự quyết định chứ ông cẩn thận tránh lối kết luận giáo điều cứng ngắt mà nhiều người thường làm. Ðây là một cuốn tiểu sử đầy tư liệu thông tin, có căn cứ đích xác và thẩm quyền, một loại hồi ký nghiêm túc.” Nhà nghiên cứu Frances Fitzgerald nhận định ông Hồ là một nhà nhân bản Khổng giáo và là một nhà cách mạng Cộng sản, ông là kiến trúc sư của nền độc lập Việt Nam, đã tiến hành cuộc chiến đấu chống lại Pháp, Mỹ và chính quyền Sài Gòn, Hồ chí Minh quả là một nhân vật chính trị có ảnh hưởng nhiều nhất trong thế kỷ 20. Read the rest of this entry